Trám răng là kỹ thuật được áp dụng nhằm khắc phục tình trạng răng bị thưa, sâu, mẻ… để giúp vùng sâu không lây lan sang các khu vực răng khác. Để giúp khách hàng hiểu rỏ hơn về kỹ thuật này, bài viết dưới đây Nha khoa Anh Vũ sẽ cũng cấp thêm thông tin về trám răng là gì? Trám răng như thế nào là đúng chuẩn.
1. TRÁM RĂNG LÀ GÌ?
Trám răng hay còn gọi là hàn răng là một kỹ thuật nha khoa dùng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị hỏng hoặc thiếu nhằm khôi phục hình dạng, chức năng của những chiếc răng về trạng thái ban đầu. Phương pháp này được đánh giá là mang đến hiệu quả cao, nhanh chóng đang được ưa chuộng và trở thành sự lựa chọn của nhiều người.
Phương pháp trám răng được áp dụng khi nào?
Phương pháp trám răng được áp dụng khi bạn gặp phải các trường hợp sau đây:
- Răng bị sâu: là tình trạng xuất hiện các lỗ hổng ở trên răng do hoạt động của vi khuẩn tích tụ mỗi khi bạn ăn các thực phẩm có đường hoặc không chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu không được chữa trị các lỗ hổng sẽ ngày một lớn dần dẫn đến việc răng sẽ bị ê buốt, đau nhức, bề mặt răng đổi màu gây mất thẩm mỹ.
- Mòn cổ chân răng: Nó là các khuyết hình chêm ở khu vực cổ răng gây ra cảm giác ê buốt khi chải răng và nó khiến cho răng nhạy cảm khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Thường thì mòn cổ răng đa phần do thoái quen chải răng theo chiều ngang và dùng bản chải lông cứng.
- Răng bị mẻ: Răng dễ bị mẻ, nứt do cắn phải thức ăn hoặc vật dụng quá mạnh. Nếu phát hiện sớm và vết nứt không quá lớn thì có thể trám như phương pháp trám răng sâu.
- Răng bị thưa: Nếu răng bị thưa nhất là răng cửa thì sẽ gây mất thẩm mỹ. Khi đó bạn có thể nhờ đến phương pháp trám răng thẩm mỹ để khắc phục. Nhưng phương pháp này chỉ áp dụng cho khoảng hở nhỏ khoảng dưới 2mm mà thôi. Trường hợp lớn hơn răng sẽ mất cân đối và không thẩm mỹ. Lúc này nên chọn giải pháp là bọc răng sứ.
- Thay thế miếng trám cũ: Vì trám răng không có tác dụng vĩnh viễn nên theo thời gian, chổ trám sẽ bị mòn dần do hoạt động nhai, từ từ bong tróc hoặc rơi hoàn toàn. Khi đó bác sĩ nha khoa sẽ yêu cầu thay thế lại miếng trám mới.
2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRÁM RĂNG ĐÚNG CHUẨN
Dưới đây là những bước điều trị của quy trình trám răng tại Nha khoa Anh Vũ
- Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Nếu cần có thể cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp.
- Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Bác sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám. Đây cũng là một trong những bước quan trọng đối với quy trình trám răng, vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ hình thành khiến răng không được trị dứt điểm.
- Bước 3: So màu răng
Quy trình trám răng thẩm mỹ tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng, giúp bác sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.
- Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu
Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.
- Bước 5: Tiến hành thực hiện trám răng
Thực hiện quy trình trám răng qua các bước tiêu chuẩn: soi mòn (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).
- Bước 6: Kiểm tra lại
Sau khi hoàn tất quá trình trám răng ở trên, bác sĩ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm để khách hàng ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.
- Bước 7: Hoàn thiện quy trình trám răng
Đánh bóng miếng trám và cho khách hàng xem miếng trám sau cùng.